theo Ap.news Người
phụ nữ Mỹ gốc Việt, Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến Elizabeth Phạm, có nụ
cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong
bộ quân phục đại lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Trên vai người nữ quân nhân đeo cấp bậc đại úy hai gạch ngang màu bạc
bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương và phía trên một cánh
bay màu vàng hùng dũng nổi bật, bên phải là huy chương của đơn vị.
Mái tóc cô cuốn tròn phía sau gáy, nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho
người nữ quân nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Khán già buổi nhạc hội ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ, và cô
vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thanh tình mà đông đảo đồng
hương dành cho cô. Họ đến rồi đi.
Cô và phu quân tiếp đón từng người một. Giọng nói cô thật nhẹ nhàng và lễ phép, luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm.
Họ đến để ngưỡng mộ người nữ phi công anh hùng của Quân Lực Hoa Kỳ
nhưng cũng để thấy tự hào rằng chính dân tộc mình có một quá khứ thật
hào hùng mà đến thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục phát huy truyền thống ấy.
Elizabeth Phạm, tên ngắn gọi là Liz, cùng phu quân đã đến với cộng đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt.
Ðây là “một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khả năng đòi và
chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó,” đúng như lời khoa học gia
Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
-Ðối
với những sĩ quan hoa tiêu trên các phản lực cơ chiến lược như phi cơ
tối tân nhất thế giới F18E/F -mà cô và phu quân đang sử dụng trong
những chương trình “top secret”
- Tất cả những sự tiếp xúc
bên ngoài phạm vi quân đội và quốc phòng đều phải được cấp trên chấp
thuận và phải có “briefing” tường trình tất cả khi trở về căn cứ.
Do đó, việc tham dự ngày Ðại Nhạc Hội phải được sự chấp thuận của
cấp trên. Và đây cũng là một cố gắng vượt bực của cô và phu quân khi đến
tham dự nhạc hội SBTN 2008
Trong bài diễn văn đọc trước hàng
ngàn người hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền
hình SBTN được trực tiếp chiếu khắp Hoa Kỳ,
Elizabeth đã minh
định lập trường quốc gia và chính nghĩa của mình, cho biết rằng cô muốn
đền đáp lại phần nào cho quốc gia đã bao dung ngươì Việt tỵ nạn suốt
34 năm qua
-Ngày 18 Tháng Mười Một năm 1978, khi chiếc máy bay
đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thời điểm Elizabeth
chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô.
Vùng Southbay ở miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây.
Tất cả có 1,458 chiếc FA-18 A/B đã được sản xuất và trị giá 41 triệu dollars cho mỗi chiếc.
Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và
Northrop Aircraft. Mười bảy năm sau, 11/29/1995, chiếc FA-18 Model E/F
bay thử lần đầu tiên, trị giá mỗi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars.
Tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất, và Elizabeth
Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã sử dụng loại máy bay chiến lược này.
-Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy, cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh.
Phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ
là một phi công bình thường mà Elizabeth Pham được vinh danh trong" Hạng
những Phi công xuất chúng. ""
-Và cũng có thể cô đang sử dụng
loại máy bay EA-18G -trị giá mỗi chiếc lên đến 66 triệu dollars- là
loại mà tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình
“Top secret” bí mật chiến lược quốc phòng.
-Chính vì vậy nên cấp trên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì với bất cứ ai liên quan đến công việc của cô.
Còn chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, chiếc X-35
JSF, cô Elizabeth Phạm cũng mong muốn được sử dụng trong tương lai sắp
đến.
Phạm Hòa