Nữ Trung Tá Phi Công Elizabeth Phạm là nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cô Elizabeth Phạm sinh ngày 13 tháng Giêng, 1978 trong một gia đình Công Giáo, và từng sống ở Seattle, tiểu bang Washington, sau đó gia đình cô dời xuống San Diego, California, định cư.
Phi công Elizabeth Phạm tốt nghiệp Đại Học University of San Diego. Sau đó, cô gia nhập quân đội Hoa Kỳ và được huấn luyện phi hành tại tiểu bang Florida. Cô ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, và sau đó tiếp tục được huấn luyện bay cao cấp tại tiểu bang Mississippi.
Cô Elizabeth Phạm tốt nghiệp thủ khoa khóa huấn luyện bay, vì cô đã đáp xuống chiến hạm Ronald Reagon chính xác và dội bom với độ chính xác cao. Cô Elizabeth Phạm đã đánh bại tất cả các nam phi công, và nhờ thành tích nổi bật đó mà đích thân Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đã trao bằng khen và thăng cấp Trung Úy cho cô, đồng thời cô được chọn làm nữ phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến, điều khiển phản lực cơ siêu thanh F/A 18 Hornet vào năm 2003. Chiếc oanh tạc cơ F/A 18 Hornet mà cô điều khiển trị giá hơn $35 triệu Mỹ Kim.
Thân phụ của cô là cựu Bác Sĩ Quân Y QLVNCH Phạm Văn Minh, thân mẫu của cô là bà Kim Trần, cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của Trung Tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ; cô đậu thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Cô đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó. Cô đã bay tổng cộng hơn 130 phi vụ
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ của Trung Tá Elizabeth Phạm là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm.
Với các thành tích đáng tự hào của mình, cô đã được lên chức thiếu tá. Sau một thời gian, đến ngày 1 tháng Ba năm 2019, Thiếu Tướng Craig C. Crenshaw, Giám Đốc Nhân Sự của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã quyết định thăng cấp cho cô lên Trung Tá và tổ chức buổi lễ trên chiến hạm USS Midway ở San Diego.
Thủy Quân Lục Chiến là một binh chủng của quân đội Mỹ, nhưng trực thuộc Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Đại Tá John C. Lewis, sĩ quan hành quân thuộc đơn vị I Lực Lượng Viễn Chinh Thủy Quân Lục Chiến là người đã gửi thư mời mọi người đến tham dự buổi lễ thăng cấp cho tân Trung Tá Elizabeth Phạm. Buỗi lễ đã được tổ chức long trọng vào lúc 10h30 sáng thứ Bảy 13/04/2019 tại viện bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego, CA 92101, Hoa Kỳ. Hôm đó, tất cả khách tham dự lễ đều hoàn toàn được miễn phí và được đi thăm hàng không mẫu hạm.
Tại buổi lễ thăng cấp Trung Tá năm ngoái, sau khi được gắn huy hiệu “Silver Oak Leaf” của cấp Trung Tá, cô Elizabeth Phạm phát biểu, cô rất cám ơn cha mẹ, gia đình, các huynh đệ trong quân đội, cũng như các sĩ quan và cho rằng cô không có được ngày hôm nay nếu không có họ.
“Bố là trụ cột, là người lãnh đạo của gia đình và dạy cho con sự quan trọng của nghĩa vụ, của sự hy sinh. Bố lúc nào cũng là người hùng trong lòng con. Mẹ là một tấm gương của sự mạnh mẽ, kiên trì và lúc nào cũng khuyên con nên tranh đấu cho những gì mình nghĩ là đúng. Mẹ cũng hay khuyên con nên cố gắng hết mình, để trở thành một người đứng đầu và con luôn làm theo lời mẹ. Con xin cám ơn bố mẹ,” tân trung tá phát biểu.
Cô cho biết việc buổi lễ thăng cấp này được tổ chức trên hàng không mẫu hạm USS Midway rất có ý nghĩa với mình và gia đình, cũng như nhiều người Việt Nam tị nạn khác. Vào hai ngày 29 và 30 tháng Tư, 1975, nhiều người Mỹ, người Việt Nam phải di tản ra khỏi Sài Gòn trong chiến dịch Operation Frequent Wind và tàu USS Midway này từng chở rất nhiều người.
Cũng tại buổi lễ thăng cấp, Trung Tá Elizabeth chia sẻ: “Tôi chọn vào binh chủng Thủy Quân Lục Chiến vì tôi nghĩ đây là binh chủng giỏi nhất. Tôi muốn trở thành một người có nhiều đóng góp tích cực và thành một binh sĩ giỏi nhất. Tôi từng đi cắm trại ở căn cứ Camp Pendleton và một trung sĩ cho tôi biết đây là nơi mà 50,000 người Việt tị nạn đã từng dựng trại tị nạn tại đây vào tháng 5 năm 1975 sau khi phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn cộng sản. Lúc đó, tôi biết chắc chắn mình muốn gia nhập Thủy Quân Lục Chiến.”
Trung Tá Elizabeth Phạm còn cho hay khi cô nói với gia đình muốn nhập ngũ, ai cũng ngạc nhiên. Khi nói cô muốn thành phi công, họ còn không biết Thủy Quân Lục Chiến có phi công, nhưng cuối cùng thì cô đã may mắn và đã được vinh dự là người phụ nữ Việt đầu tiên lái chiếc oanh tạc cơ F/A18 Hornet của Không Lực Hoa Kỳ.
********
McDonnell Douglas F / A-18 Hornet là máy bay phản lực chiến đấu có hai động cơ, siêu thanh, thích nghi mọi thời tiết, có khả năng vận chuyển, được thiết kế như một máy bay chiến đấu và tấn công (do đó là tên gọi F/A - Fighter and Attack). Được thiết kế bởi McDonnell Douglas (nay là Boeing) và Northrop, F/A-18 được cải biến từ YF-17 sau này vào những năm 1970 để sử dụng cho Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Hornet cũng được sử dụng bởi các lực lượng không quân của một số quốc gia khác, và kể từ năm 1986, bởi Phi Đội trình diễn chuyến bay của Hải Quân Hoa Kỳ, Các Thiên Thần Xanh.
McDonnell Douglas F / A-18 Hornet là máy bay phản lực chiến đấu có hai động cơ, siêu thanh, thích nghi mọi thời tiết, có khả năng vận chuyển, được thiết kế như một máy bay chiến đấu và tấn công (do đó là tên gọi F/A - Fighter and Attack). Được thiết kế bởi McDonnell Douglas (nay là Boeing) và Northrop, F/A-18 được cải biến từ YF-17 sau này vào những năm 1970 để sử dụng cho Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Hornet cũng được sử dụng bởi các lực lượng không quân của một số quốc gia khác, và kể từ năm 1986, bởi Phi Đội trình diễn chuyến bay của Hải Quân Hoa Kỳ, Các Thiên Thần Xanh.
F/A-18 có tốc độ tối đa Mach 1.8 (1.034 hải lý/ giờ, 1.190 dặm/ giờ hoặc 1.915 km/giờ ở tốc độ 40.000 ft hoặc 12.200 m). Nó có thể mang nhiều loại bom và hỏa tiễn khác nhau, bao gồm cả không đối không và không đối đất, được bổ sung bởi pháo M61 Vulcan 20 mm. Nó được trang bị hai động cơ phản lực General Electric F404, giúp máy bay có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao. F/A-18 có các đặc tính khí động học tuyệt vời, chủ yếu được quy cho các phần mở rộng hàng đầu của nó. Các nhiệm vụ chính của máy bay chiến đấu là hộ tống máy bay chiến đấu, phòng không hạm đội, trấn áp các lực lượng phòng không đối phương, yểm trợ trên không và trinh sát trên không. Tính linh hoạt và độ tin cậy của nó đã chứng minh rằng nó là một tài sản có giá trị.
The Hornet lần đầu tiên tham gia chiến đấu trong vụ đánh bom Libya năm 1986 của Hoa Kỳ và sau đó tham gia chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003. F/A-18 Hornet đóng vai trò là mẫu cơ bản cho loại phản lực cơ Boeing F/A-18E/F Super Hornet với, thiết kế lớn hơn và nhiều cải tiến hơn.
(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Nhật Minh Hiếu)